Dịch bệnh

Dịch bệnh

Long Khánh tiếp tục đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho công nhân

Để tiếp tục duy trì kết quả bền vững, hiệu quả công tác phòng, chống dịch, thành phố Long Khánh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để thực hiện đạt cao nhất tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid - 19 cho người dân, đặc biệt là trong công nhân lao động để đội ngũ này yên tâm sản xuất.

Mới đây, Đội tiêm lưu động Trung tâm y tế thành phố đã phối hợp với Ban chấp hành công đoàn và Ban lãnh đạo công ty  TNHH Cibao đóng trong Khu công nghiệp Suối Tre, TP Long Khánh, tổ chức tiêm cho khoảng 700 công nhân đang làm việc tại công ty. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo từ các bên việc tiêm chủng diễn ra an toàn và nhanh chóng.

Theo thống kê, đến nay tỷ lệ bao phủ vắc xin Covid-19 đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên ở Mũi 3 và mũi 4 của Long Khánh đạt tỷ lệ trên 70%;  Tỷ lệ bao phủ vắc xin Covid-19 đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng từ 12 - 17 tuổi ở mũi 2 đạt tỷ lệ 99%;  Tỷ lệ bao phủ vắc xin Covid-19 đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng từ 5 - 11 tuổi ở mũi 1 đạt tỷ lệ 81%. Thành phố đang tiếp tục nỗ lực để nâng tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid - 19 trên địa bàn trong thời gian tới.

Nguồn: ĐNRTV

Phòng tránh dịch bệnh Adeno

Nhiều phụ huynh có con nhỏ đang lo lắng khi số ca nhiễm virus Adeno đang gia tăng mạnh tại nhiều địa phương. Đáng lo hơn, từ đầu năm 2022 đến nay, tại Bệnh viện Nhi Trung ương (TP.Hà Nội) đã ghi nhận 6 ca trẻ tử vong và hàng chục trẻ khác đang chuyển nặng phải chăm sóc đặc biệt do biến chứng của Adeno.

Để người dân nắm được thông tin dịch bệnh và biết cách phòng tránh lây nhiễm virus Adeno, Báo Đồng Nai có cuộc trao đổi với Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai NGUYỄN TRỌNG NGHĨA về những thông tin cần thiết liên quan đến loại virus này.

* Nhiều phụ huynh có con nhỏ đang rất lo lắng khi số ca nhiễm virus Adeno gia tăng nhanh chóng tại nhiều địa phương và đã có 6  ca tử vong. Vậy virus Adeno là gì? Tác nhân gây bệnh như thế nào, thưa ông?

Từ thông tin chuyên môn, Adenovirus không phải là loại virus mới mà nó đã được phát hiện lần đầu vào năm 1953. Virus này thuộc họ Adenoviridae, được chia thành 2 nhóm chính: nhóm gây bệnh ở chim và nhóm gây bệnh ở động vật có vú. Trong nhóm gây bệnh ở động vật có vú (gồm cả con người), các chuyên gia đã phân lập được 47 loại virus Adeno.

Giống như cúm, Adenovirus hoạt động quanh năm, nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa xuân - hè hoặc thu - đông, gây bệnh hô hấp cho người ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, các trường hợp đang điều trị tại đây ghi nhận Adenovirus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hô hấp nặng và một số bệnh khác ở trẻ em.

* Đường lây nhiễm của Adenovirus như thế nào? Dịch bệnh này tại Đồng Nai ra sao, thưa ông?

Viêm đường hô hấp do virus này rất hay gặp. Virus Adeno chủ yếu lây truyền qua đường giọt bắn và qua hô hấp giữa người với người. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây truyền khi người lành sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn lau mặt, dụng cụ ăn uống. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 8-12 ngày.

Khi xâm nhập vào cơ thể, ban đầu Adenovirus sẽ gây ra các triệu chứng cúm, viêm hô hấp thông thường như: sốt cao, nhức đầu, đau mình... Sau đó có thể dẫn đến các biến chứng như: suy hô hấp, viêm tiểu phế quản, khởi phát cơn hen phế quản… Nặng hơn có thể gây tổn thương gan, viêm gan, tổn thương não, viêm não...

Hiện nay trên địa bàn Đồng Nai chưa ghi nhận ca bệnh nhiễm virus Adeno nào. Tuy nhiên, do cơ chế lây nhiễm của virus Adeno là qua giọt bắn, qua đường hô hấp giữa người với người giống như SARS-CoV-2 nên nguy cơ là không nhỏ. Bệnh viện cũng đã yêu cầu các khoa, nhất là khoa khám bệnh cần lưu ý trong quá trình khám và điều trị bệnh, nếu phát hiện ca nhiễm Adeno thì phải báo ngay để có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cũng như tập trung điều trị - trong trường hợp biến chứng nặng.

* Khi nhiễm Adenovirus, trẻ sẽ có triệu chứng, biểu hiện gì?

- Khi nhiễm Adenovirus trẻ sẽ có các triệu chứng như: nóng, ho, sổ mũi, cảm, viêm đường hô hấp. Triệu chứng viêm phổi do Adeno rất dễ nhầm lẫn với viêm phổi do virus đường hô hấp khác hoặc vi khuẩn khác. Cùng với các triệu chứng của viêm đường hô hấp thì viêm phổi do virus Adeno sẽ khiến bệnh nhân sốt rất cao, rét run, ho và thở khò khè. Tùy theo thể trạng, có trẻ diễn tiến nhẹ nhàng, có thể tự khỏi, nhưng vẫn có trẻ sẽ có biểu hiện với triệu chứng rầm rộ, thở mệt. Những trẻ trở nặng là do miễn dịch kém hay do nhiễm thêm vi trùng, nhất là vi trùng kháng thuốc. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được. Tuy nhiên, do bệnh dễ lây và lây lan nhanh trong cộng đồng cũng như dễ nhầm lẫn với triệu chứng cảm cúm thông thường, sẽ gây chủ quan. Nếu phát hiện trễ, bệnh chuyển nặng sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phụ huynh cần theo dõi sát trẻ để kịp thời phát hiện các biến chứng của Adeno. Trong ảnh: Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thăm khám cho một bệnh nhi bị sốt cao. Ảnh minh họa: Phương Liễu

* Virus Adeno gây ra những bệnh gì? Theo ông, trường hợp nào phải đưa trẻ đến bệnh viện?

Các tổn thương thường gặp nhất khi nhiễm virus Adeno là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), một số bệnh lý ở đường tiêu hóa (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…). Ngoài ra, virus này cũng gây bệnh viêm gan, viêm dạ dày, viêm não, màng não và viêm bàng quang, đặc biệt là ở bé trai.

Với người khỏe mạnh, bệnh có thể tự khỏi, nhưng với những bệnh nhân có bệnh nền hoặc sức đề kháng kém có thể gây suy hô hấp. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, 6 ca tử vong do nhiễm virus Adeno đều thuộc nhóm trẻ có thể trạng yếu, suy dinh dưỡng, có bệnh lý nền và phần lớn do phát hiện và điều trị bệnh trễ... Do đó, khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi sát các dấu hiệu của trẻ, khi thấy trẻ có biểu hiện chuyển nặng như thở rút lõm ngực, rối loạn tri giác, lừ đừ... nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

* Được biết, Adeno hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Vậy theo ông, phụ huynh nên  làm gì để bảo vệ trẻ khỏi tình trạng lây nhiễm virus này?

Adenovirus chưa có vaccine phòng ngừa vì có khá nhiều chủng. Những bệnh do Adenovirus gây ra cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chỉ điều trị triệu chứng như những bệnh viêm hô hấp do virus, vì đa số bệnh nhân sẽ tự khỏi, ngoài nguy cơ chuyển nặng cao ở những trẻ có bệnh nền, thể trạng yếu, sức đề kháng kém. Để phòng lây nhiễm vius Adeno, phụ huynh cần nâng cao thể trạng cũng như tăng sức để kháng cho trẻ, tiêm vaccine ngừa cúm. Với trẻ nhỏ tháng nên cho uống vitamin A 6 tháng/lần tại trạm y tế, rửa tay thường xuyên, khi ho nên che miệng, mang khẩu trang khi đến nơi công cộng. Khi bị nhiễm virus Adeno không nên tiếp xúc gần với nhiều người, nhằm tránh lây lan virus cho cộng đồng.

Hiện nay chưa có số liệu đầy đủ về các ca nhiễm virus Adeno trong cả nước. Tuy nhiên, chỉ riêng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ ngày 1-8 đến 17-9 đã có hơn 500 trẻ nhiễm Adenovirus được ghi nhận (nhiều hơn tổng số ca nhiễm Adeno của cả năm 2021 và tăng hơn 45% so với cùng kỳ năm 2021)

 Nguồn: Báo Đồng Nai

 

 

GIẢM NGUY CƠ CỦA COVID-19, VUI TẾT TRUNG THU

Tết Trung Thu đang đến gần, để trẻ được vui chơi an toàn hơn, cha mẹ hãy trang bị cho trẻ đầy đủ hành trang phòng COVID-19

Đeo khẩu trang tại nơi đông người hoặc không gian kín, rửa tay thường xuyên là những biện pháp đơn giản, hiệu quả, thiết thực trẻ em và người lớn đều có thể thực hiện.

Đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch cũng chính là cách hiệu quả, an toàn để bảo vệ trẻ khỏi bệnh nặng trong khi virus vẫn lây lan trong cộng đồng.

Đọc thêm những sự thật quan trọng về vắc xin phòng COVID-19:https://uni.cf/37g5LGp

Nguồn: Facebook Tiêu điểm Long Khánh

Đội y tế lưu động phát huy hiệu quả trong việc tiêm vacine tại nhà cho người cao tuổi

Đội y tế lưu động phát huy hiệu quả trong việc tiêm vacine tại nhà cho người cao tuổi

Trong các đợt tiêm vắc xin vừa qua, thành phố Long Khánh đã triển khai rộng rãi đến 15 phường, xã. Trong đó, thành phố Long Khánh đặc biệt quan tâm đến những người già không có khả năng đi lại và đội y tế lưu động các địa phương đến tận nhà chăm sóc sức khỏe và tiêm vắc xin cho đối tượng này. Trạm y tế phường Xuân Bình hàng ngày tiếp nhận hàng trăm người dân đến tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Song song đó, trạm y tế phường cũng đã nhanh chóng triển khai đội y tế tiêm lưu động đến tận nhà, tiêm cho các người già không có điều kiện đến trạm.

Trong thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đi lại khó khăn được quan tâm thực hiện. Trạm y tế phường đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác rà soát sau mỗi đợt tiêm chủng và lập danh sách cụ thể đến tận nhà khám sức khỏe cho từng trường hợp. Ngoài ra, Hội người cao tuổi phường cũng vận động các mạnh thường quân tổ chức thăm tặng quà cho các gia đình, nhằm động viên các cụ sống vui, sống khỏe. Việc các địa phương triển khai đội y tế lưu động đến tận nhà tiêm vắc xin cho những đối tượng người lớn tuổi, người có bệnh lý nền, khó khăn đi lại… đảm bảo sức khỏe cho người lớn tuổi trong phòng ngừa bệnh Covid-19 an toàn, hiệu quả đã góp phần cùng với thành phố Long Khánh thực hiện tốt công tác phòng chống dịch thời gian qua.

Nguồn: ĐNRVTV

Tiêm chủng vắc xin là cách hiệu quả hơn để xây dựng miễn dịch chống lại COVID-19

Tiêm chủng vắc xin là cách hiệu quả hơn để xây dựng miễn dịch chống lại COVID-19, so với việc nhiễm bệnh và có thể ốm nặng.

Việc mắc Covid-19 không có nghĩa là bạn đã có được khả năng miễn dịch cao hơn so với việc tiêm vắc xin. Cho dù bạn đã từng mắc bệnh, hãy đi tiêm mũi nhắc lại để duy trì hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

#COVID

Bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị có xu hướng gia tăng

Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị có xu hướng gia tăng, hiện có hơn 100 trường hợp đang điều trị. Bộ Y tế cho biết hôm qua 14/8, cả nước có thêm hơn 1400 ca COVID-19 mới, trong ngày có gần 6.000 bệnh nhân khỏi bệnh và 1 trường hợp tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có hơn 11 triệu 365 ngàn ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là hơn 10 triệu ca; trong số bệnh nhân đang theo dõi, điều trị có 106 trường hợp thở ô xy. Theo Bộ Y tế trong tuần qua, cả nước ghi nhận trung bình 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại và có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).

Trong khi biến thể BA.4 và BA.5 đã xâm nhập trong cộng đồng tại nhiều tỉnh, thành phía Nam, cùng đó năm học mới đang đến gần, do đó các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Nguồn: ĐNRTV

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố

Để chủ động kiểm soát, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và Sốt xuất huyết, tránh bùng phát, lan rộng trên địa bàn thành phố.

Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, UBND - Ủy ban MTTQVN thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Công văn số 2642 ngày 13/7/2022 và Công văn số 2675 ngày 22/7/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy; tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch để người dân chủ động thực hiện phòng, chống dịch, đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh; tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, xử lý ổ dịch, thực hiện hiệu quả các biện pháp dự phòng và điều trị bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan tăng cường triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 và chú trọng thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, hạn chế các ca tử vong. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai tiêm vắc xin phòng, chống dịch COVID-19 mũi 3, mũi 4 trên địa bàn; chủ động có kế hoạch và tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh về công tác tiêm ngừa cho học sinh khi bắt đầu khai giảng năm học mới 2022- 2023, lưu ý đối tượng trẻ em từ 05-12 tuổi.

Xây dựng kế hoạch triển khai ra quân phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết vào sáng thử Bảy hàng tuần (bắt đầu từ ngày 13/8/2022), thực hiện tổng vệ sinh môi trường, khai thông cống rãnh, loại bỏ các vật dụng có thể chứa nước quanh nhà và trong nhà dân đế ngăn chặn sự phát triển của muỗi và lăng quăng; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đặc biệt là những vùng có nguy cơ cao, điểm nóng dịch sốt xuất huyết.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các phường, xã đầu tư phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở, nâng cao năng lực chuẩn đoán, điều trị, đảm bảo đầy đủ thuốc, sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố

Tăng cường công tác tuyên truyền về tiêm ngừa vắc xin phòng, chống COVID-19 (mũi tăng cường) và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Việc chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè là rất cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay. Việc phòng bệnh của mỗi cá nhân không chỉ đem lại những lợi ích về sức khoẻ cho bản thân mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cộng đồng, giúp phòng tránh dịch chồng dịch, phòng ngừa sự quá tải trong kiểm soát bệnh tật và các gánh nặng chi phí do cùng một lúc phải đối phó với nhiều loại bệnh dịch gây nên.

Nguồn: Trang thông tin điện tử Tp. Long Khánh

Tháng 7/2022: thêm 228 ca mắc sốt xuất huyết

Theo thống kế của Trung tâm y tế thành phố, trong tháng 7/2022, trên địa bàn thành phố Long Khánh đã ghi nhận 228 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 69 ca so với tháng 6/2022. Cộng dồn số ca mắc sốt xuất huyết 7 tháng đầu năm là 554 ca, tăng 362% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó phường Suối Tre có số ca mắc cao nhất với 136 ca, tiếp đến là phường Xuân Lập 98 và phường Bảo Vinh 77 ca.

Qua số liệu trên cho thấy, số ca mắc sốt xuất huyết tháng 7 tiếp tục tăng cao và diễn biến phức tạp. Vì vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch, mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy cùng chung tay thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm vì tốc độ lan truyền nhanh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh có thể gây ra biến chứng trên nhiều cơ quan trong cơ thể và có thể gây ra tử vong nếu như bệnh nặng, có biến chứng mà không được phát hiện, điều trị kịp thời. Một người có thể bị mắc nhiều lần trong đời và những lần sau nguy hiểm hơn những lần trước.

Biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết hữu hiệu nhất là diệt lăng quăng và phòng chống muỗi đốt, đồng thời giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Vệ sinh làm sạch môi trường, dọn dẹp các dụng cụ chứa nước đọng, các vật phế thải đọng nước. Thực hiện ngủ mùng và phun hóa chất, phun khói xua muỗi. Nuôi cá diệt ấu trùng, vợt điện diệt muỗi. Nếu bị sốt cao liên tục khó hạ, cần khẩn trương đưa đến bệnh viện có chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: Trang thông tin điện tử Tp. Long Khánh

Toàn cảnh "điểm nóng" sốt xuất huyết tại Đồng Nai

Đồng Nai hiện đang được xem là một trong những "điểm nóng" về dịch sốt xuất huyết (SXH). Đặc biệt, số ca tử vong chiếm tỷ lệ cao gần bằng 1/3 số ca tử vong cả nước.

Tính đến hết ngày 30-7, toàn tỉnh ghi nhận 14 ca tử vong do SXH, trong khi cùng kỳ năm 2021 chỉ có 1 ca tử vong. Số ca tử vong do SXH của tỉnh chiếm 32,5% tổng số ca tử vong do SXH của cả nước.

Về tổng số ca mắc SXH, từ đầu năm 2022 đến nay, Đồng Nai đã có 14.850 ca, tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 12,3% tổng số ca cả nước.

Tính theo địa phương, TP.Biên Hòa có số ca mắc SXH nhiều nhất với hơn 6,4 ngàn ca. Tiếp đến H.Tân Phú với 1,8 ngàn ca. Trong đó, TP.Biên Hòa và H.Trảng Bom có số ca tử vong cao nhất với 4 ca mỗi nơi, H.Tân Phú có 2 ca. Các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất và Xuân Lộc mỗi huyện 1 ca.

Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch SXH tại một số địa phương trong tỉnh. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu lãnh đạo các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa số ca tử vong do SXH.

SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bị nhiễm virus, sau đó truyền cho người lành thông qua vết đốt. Bệnh SXH chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi bị sốt cao khó hạ, cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa để khám, điều trị. Không tự ý điều trị, dùng thuốc, truyền dịch tại nhà.

Sở Y tế cũng đã phân tuyến điều trị SXH như sau: Tầng 1 là các trạm y tế, các phòng khám tư nhân, các bệnh viện tư nhân tiếp nhận, điều trị bệnh nhẹ. Tầng 2 là các Trung tâm y tế, Bệnh viện Cao su Đồng Nai, các bệnh viện tư nhân tiếp nhận, điều trị bệnh nhẹ, trung bình. Tầng 3 là các bệnh viện tuyến tỉnh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận, điều trị bệnh nặng, sốc SXH. Tầng 4 là Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận, điều trị bệnh quá khó, quá nặng.

Nguồn: Báo Đồng Nai

Hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 và trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 và trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

 

Phản ánh mới

Phản ánh bình thường

Phản ánh sau khi nâng cấp hố gas có nắp đậy hở có mùi hôi thối

ngã tư nguyễn tri phương, nguyễn thị minh khai, khu phố 4, xuân an, đường cống thoát nước sau khi nâng cấp thì miệng hố gas quá lớn và nắp đậy hở nên mùi hôi thối xông lên nồng nặc. vừa ô nhiễm môi trường vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. kính mong phường xem xét xử lý. xin cảm ơn.

30/03/2023 11:23

undefined, undefined
Phản ánh bình thường

Phản ánh xả nước thải ra đường

Nhà may Bê - 106 Phạm Thế Hiển - phường Xuân Thanh 1 tuần nay liên tục xả nước thải ra đường. Do tuyến đường này không có cống nên nước chảy gây ngập cục bộ trên đường Ngô Quyền đoạn nhà thờ giáo xứ Tân Phú. Mong chính quyền giải quyết tình trạng này

30/03/2023 11:21

Thành phố Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
Phản ánh bình thường

Phản ánh đèn tín hiệu giao thông giao giữa đường Trần Phú và Hồ Thị Hương-Hoàng Diệu-Hồng Thập

Kính gửi quí ban ngành. Tôi xin góp ý kiến về đèn giao thông giao Trần Phú- Hồ Thị Hương- Hoàng Diệu- Hồng Thập tự chưa được hợp lí. Ví dụ khi tôi muốn đi từ Trần Phú xuống Hồ Thị Hương về phía Khổng Tử, tôi đứng chờ đèn đỏ hết rồi rẽ trái từ Trần Phú vào HTH. lúc quẹo thì đèn lại đỏ, như vay tôi lại chạy trong lúc đèn đỏ??? Thêm nữa, thời gian đèn xanh ngắn nên rất nhiều xe chưa chạy hết quảng đường từ bên này HTH sang bên kia HTH, dẫn đến thường xuyên rất nhiều xe oto phải dừng giữa đường chờ tiếp đèn xanh. Tôi hiểu, đoạn đường giao nhiều chỗ như trên khá phức tạp trong giao thông. nhưng đi đến một số Tỉnh Thành khác tôi thấy thiết kế đèn của họ khá hay và an toàn cho người dân: ví dụ cùng 1 chỗ chờ, nhưng đi thẳng và rẽ cách nhau khoảng 20-30 giây tín hiệu đèn. Kính mong ban ngành nghiên cứu thêm để điều chỉnh. Góp phần nâng cao hệ thống giao thông của TP. Long Khánh chúng ta. Chân thành cảm ơn đã lắng nghe đóng góp.

30/03/2023 11:20

undefined, undefined
Phản ánh khẩn

nhà hàng múp food garden ở416 hồ thị hương mở nhạc ồn ào ảnh hưởng đến cư dân chung (phản ánh lặp lại)

nhà hàng múp food garden ở 416 hồ thị hương, phường xuân an thường xuyên mở nhạc rất rất to và ồn ào về khuya, và ảnh hưởng đến giấc ngủ dân cư xung quanh. Xin chính quyền giúp đỡ giải quyết dùm.

30/03/2023 07:27

Thành phố Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
Phản ánh khẩn

Về việc đường đi nội bộ

Nhà tôi có đường đi vô nhưng hiện nay đã bị bít. Đề nghị UBND thành phố giải quyết để tôi có đường đi.

30/03/2023 07:26

Phường Bàu Sen, Thành phố Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
Xem thêm 

THỐNG KÊ KẾT QUẢ XỬ LÝ PHẢN ÁNH

THỐNG KÊ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA PHẢN ÁNH

Thông tin tuyên truyền Xem thêm